Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2017

Thừa phát lại, một nghề mới cung cấp dịch vụ pháp lý cho dân

TÌM HIỂU CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI Cơ sở thực tiển tại Việt Nam. Chế định Thứa phát lại đã tồn tại ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Sau cách mạng tháng 8/1945, Trên cơ sở sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chế định Thừa phát lại tiếp tục duy trì cho đến năm 1950 ở miền Bắc. Ở miền Nam, chế định Thừa phát lại còn tồn tại dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn cho tới năm 1975. Thừa phát lại là công lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và quản lý, hành nghề trên cơ sở quy định của pháp luật, được hưởng thù lao của khách hàng theo viểu giá quy định. Hoạt động của Thừa phát lại được tổ chức thành Văn phòng. Sau năm 1950 ở miền Bắc và sau năm 1975 ở miền Nam, Nhà nước ta không tiếp tục duy trì chế định Thừa phát lại . Việc tống đạt các văn bản, giấy tờ do chính các cơ quant hi hành án và Tòa án thực hiện. Việc tổ chức thi hành các phán quyết về dân sự của Tòa án do hệ thống cơ quant hi hành án dân sự Nhà nước thực hiện. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chế định này t