Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2018

PHẦN 1: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG CẦN BIẾT KHI MUA CĂN HỘ

Phần 1: Các vấn đề pháp lý quan trọng cần biết khi mua căn hộ Thứ Sáu, 26/10/2018 .   Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Nhà chung cư là một xu thế tất yếu do quá trình đô thị hóa tại Việt Nam. Do đó, nhằm tự bảo vệ quyền lợi của mình, người mua cần nắm rõ những vấn đề pháp lý quan trọng sau đây khi quyết định sở hữu căn hộ. Có 05 vấn đề pháp lý cần lưu ý khi quyết định mua căn hộ hình thành trong tương lai (Tức là, căn hộ chưa được bàn giao): Thứ nhất , theo quy định tại Điều 147 của  Luật Nhà ở năm 2014 , chủ đầu tư dự án (sau đây gọi tắt là Chủ đầu tư) có quyền thế chấp các căn hộ để thực hiện dự án. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải thực hiện giải chấp căn hộ đó trước khi ký kết hợp đồng mua bán với người mua căn hộ. Do đó, khi quan tâm đến dự án nào thì người mua cần tìm hiểu xem dự án đó có đang thế chấp hay không và nếu quyết định ký kết hợp đồng mua bán thì cần yêu cầu Chủ đầu tư cung cấp giấy tờ đã giải chấp đối với căn hộ của mình. Người mua...

LẬP VI BẰNG TRÊN INTERNET-HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI-THỪA PHÁT LẠI PHAN RANG KHI BẠN CẦN

Giải pháp lập vi bằng trên internet là tạo chứng cứ  để xử lý những hành vi vi phạm tấn công bạn trên internet, nếu có xẫy ra đối với các bạn, hãy liên hệ chúng tôi: Thừa phát lại phan rang sẽ hành động lập vi bằng ngay đúng như giải pháp của Thừa phát lại Thủ Đức tại video sau đây :

Thế chấp sổ đỏ chung giờ tự mình bỏ tiền rút sổ ra thì làm sao?

Thế chấp sổ đỏ chung giờ tự mình bỏ tiền rút sổ ra thì làm sao?     Bà NTL và ông NHA trước đây là vợ chồng. Tuy nhiên, sau đó hai người đã ly hôn theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền. Về quan hệ tài sản: Cả hai có tạo lập được khối tài sản chung là nhà và đất tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, Tp.HCM. Tài sản nêu trên đang được thế chấp tại Ngân hàng và hiện đang là đối tượng tranh chấp tại Tòa án giữa hai bên. Quá trình giải quyết, ông A và bà L đang thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp và rút đơn. Sau khi thảo luận, hai bên cơ bản thống nhất như sau: - Bà L đồng ý bỏ khoản tiền là 240.000.000 (Hai trăm bốn mươi triệu) đồng để thực hiện việc giải chấp tài sản là nhà và đất nói trên. Đồng thời, Bà L đồng ý trả thêm cho Ông A số tiền là: 500.000.000 (Năm trăm triệu) đồng. Số tiền này được các bên xác nhận là phần giá trị của ½ (Một phần hai) tài sản là nhà, đất nói trên. Số tiền này chỉ được Bà L giao cho Ông A khi các bên hoàn tất thủ tục công chứng tại tổ...

Làm gì khi đơn vị thi công bỏ thi công giữa chừng?

Làm gì khi đơn vị thi công bỏ thi công giữa chừng? -Bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đang có công trình thi công. Đơn vị thi công vì một số lý do như thiếu vốn, thiếu nhân công, bất đồng với chủ đầu tư... mà bỏ dỡ công trình giữa chừng, không tiếp tục thi công. Việc ngưng thi công giữa chừng của đơn vị thi công làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành công trình đúng hạn, từ đó quyền lợi của bạn, doanh nghiệp của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy, bằng cách nào để đưa 1 đơn vị thi công khác vào thi công đảm bảo tiến độ công trình mà không sợ đơn vị thi công cũ khiếu kiện, đòi bồi thường... hay nói cách khác là đảm bảo tối đa quyền lợi của chủ đầu tư. Bạn, doanh nghiệp của bạn có thể nhờ Thừa phát lại lập vi bằng giao thông báo cho đơn vị thi công cũ, nêu rõ thời hạn để đơn vị thi công này quay trở lại tiếp tục thi công. Trường hợp đơn vị thi công cũ không quay trở lại thi công hoặc có trở lại thi công quá hạn thì bạn, doanh nghiệp của bạn không có quyền mời đơn vị thi công khác vào thi cô...

Kiện nợ không xác định thời hạn, phải giao thông báo

Kiện nợ không xác định thời hạn, phải giao thông báo nếu người dân rơi vào trường hợp có tranh chấp nợ nần thì nên nhờ Thừa phát lại lập Vi bằng giao thông báo. Hết thời hạn mà bên vay vẫn không trả thì bên cho vay nên sử dụng Vi bằng đó để làm chứng cứ khởi kiện tại Tòa án mà không cần phải hòa giải ở UBND phường. Ông Nguyễn B.N trình bày với TPL rằng, do quen biết nhau nên ông có cho ông Nguyễn T.D., ngụ phường Trường Thọ, quận Thủ Đức vay số tiền 70.000.000 đồng, có viết giấy tay ghi ngày 15/10/2011. Trong giấy vay mượn này, các bên không xác định thời hạn vay là bao lâu. Chính vì vậy, kể từ ngày vay đến khoảng giữa năm 2014, ông D. không đả động gì đến việc trả nợ cũng như lãi vay dù ông N. đã nhiều lần yêu cầu ông D. trả nợ.  Không còn cách nào khác, ông N. đành làm đơn ra UBND phường Trường Thọ, quận Đ. nơi ông D. cư trú để nhờ hòa giải. Tuy nhiên, cả 2 lần UBND phường mời lên hòa giải ông D. đều không có mặt nên UBND phường Trường Thọ ra Thông báo về việc hòa giải k...