MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP LẬP VI BẰNG PHỔ BIẾN
Hành vi được lập vi bằng ở đây không chỉ là lời hứa, lời trình bày của đối tác được ghi nhận mà cả một sự kiện, hành vi của một hoặc nhiều người trong không gian, thơì gian nhất định.
1-Vi bằng giao thông báo: là một dạng vi bằng phổ biến .Thừa phát lại sẽ đi cùng Quý khách hàng hoặc người đại diện của Quý khách hàng để chứng kiến việc giao thông báo, văn bản cần thông báo đến người cần thông báo. Sau đó, toàn bộ sự việc sẽ được mô tả vào trong vi bằng.
TẠI SAO PHẢI ĐI GIAO THÔNG BÁO?
Bởi vì, trong một số trường hợp, pháp luật quy định bạn phải thông báo, báo trước cho bên đối lập biết về 1 sự việc, 1 hành vi pháp lý mà bạn sẽ thực hiện ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nếu bạn không thực hiện việc thông báo hợp lệ này mà tiến hành các hành vi pháp lý tiếp sau đó, làm thiệt hại cho bên đối lập thì bạn phải bồi thường.
Điển hình, Bộ luật dân sự 2015,
– Khoản 2 Điều 428: “Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Đối với các tổ chức tín dụng, Ngân Hàng thương mại thì được điều chỉnh thêm bởi các quy định pháp luật sau:
-Điều 42 NĐ 163/2006/NĐ-CP -Thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh : “Bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Điều 41 Nghị định này;..”
-khoản 1 Điều 61 NĐ 163/2006/NĐ-CP. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ: “Trước khi xử lý tài sản, người xử lý tài sản phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ được lưu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng kýgiao dịch bảo đảm.”
-điểm a khoản 2 Điều 63 NĐ 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm: “Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên”
-khoản 1 Điều 17 NĐ 163/2006/NĐ-CP – Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị:” Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh toán các chi phí hợp lý, nếu bên nhận cầm cố không có lỗi trong việc xảy ra nguy cơ đó”
-Điều 300 của BLDS 2015 Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm : “Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác”
2) Vi bằng tiếp quản phương tiện : là một dạng vi bằng phổ biến .Ngân hàng đã cấp tính dụng cho bên vay với tài sản bảo đảm là xe ô tô tải, nhiều lần bên vay đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán, Bên Ngân Hàng đã yêu cần bên sử dụng tài sản bàn giao tài sản bảo đảm để Ngân Hàng xử lý thu hồi nợ vay, đồng thởi bên Ngân hàng thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật như: Thông báo thu hồi nợ trước hạn ; Thông báo yêu cầu tự nguyện bàn giao Tài sản đảm bảo; Quyết định về việc thu giữ tài sản đảm bảo và Thông báo v/v thu giữ tài sản đảm bảo .
Thừa phát lại sẽ đi cùng người nhân viên đại diện của Nhân Hàng để chứng kiến sự tiếp quản đúng ( biển kiểm soát, số khung, số sườn..) tài sản bảo đảm và ghi nhận hiện trạng xe bằng chụp một số hình ảnh. Sau đó, toàn bộ sự việc được mô tả vào trong vi bằng. Trường hợp này vắng mặt bên thế chấp do bỏ trốn.
Trong trường hợp này bên Ngân Hàng đã yêu cầu TPL Lập vi bằng nhằm chứng minh sự tiếp quản tài sản bảo đảm đúng pháp luật quy định tại Điều 63 NĐ 163/2006/NĐ-CP để xử lý tài sản bảo đảm. Trên cơ sở này tiến hành đăng ký và bán đấu giá tài sản bảo đảm này thu hồi tiền vay cho bên Ngân hàng.
3) VI BẰNG KIỂM KÊ TÀI SẢN
Vi bằng kiểm kê tài sản là hình thức vi bằng mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến các bên có liên quan kiểm kê tài sản tại 1 địa điểm nhất định. Vi bằng được lập trong trường hợp này nhằm mục đích tạo lập chứng cứ tránh trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến tài sản được kiểm kê về sau.
Một số trường hợp mà Văn phòng Thừa phát lại từng được yêu cầu lập vi bằng kiểm kê:
o Trường hợp 1: Ngân hàng A có nhận cầm cố hàng hóa là sắt cuộn, hiện đang để tại kho X của Ngân hàng. Ngân hàng cũng không biết số sắt này hiện còn bao nhiêu. Hiện Ngân hàng đang muốn tiến hành kiểm kê, vận chuyển hàng hóa là sắt cuộn tại kho X, cân hàng hóa và chuyển hàng hóa vào kho Y.
o Trường hợp 4: Ông A muốn Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận sự kiện ông A kiểm kê toàn bộ tài sản trong nhà, sau đó niêm phong lại/ hoặc chuyển sang địa chỉ mới.
Vi bằng kiểm kê tài sản thường rơi vào trường hợp các bên đã phát sinh tranh chấp. Việc các bên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng về hành vi kiểm kê, vận chuyển tài sản… là cần thiết nhằm tạo chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là chính đáng khi giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền. |
Về mặt lý luận cũng như thực tế, các bên khi muốn tạo chứng cứ để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cũng có thể tự mình tạo ra chứng cứ đó. Như trường hợp kiểm kê tài sản ở trên, các bên cũng có quyền quay phim, chụp hình lại quá trình mình kiểm kê tài sản. Để chắc chắn hơn, các bên có thể nhờ tổ trưởng tổ dân phố, đại diện khu phố, đại diện UBND hoặc cơ quan công an tham gia cùng. Tuy nhiên, việc làm trên có những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, nếu rơi vào trường hợp 1 bên đơn phương kiểm kê tài sản thì khi trình chứng cứ đó ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp, các bên có nghĩa vụ chứng minh, giải thích với Tòa án thời gian, địa điểm mà mình xác lập chứng cứ đó. Công việc này là khó khăn bởi trong nhiều trường hợp, việc quay phim, chụp hình tạo chứng cứ đó không được thực hiện theo 1 quy trình, thủ tục chặt chẽ và không có tính chứng cứ cao.
Thứ hai, không phải trong mọi trường hợp các cá nhân, cơ quan được mời tham gia (tổ dân phố, công an khu vực, UBND…) cũng sẵn sàng có thời gian để chứng kiến, giúp người dân tạo lập chứng cứ khi kiểm kê tài sản.
Việc yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng trong trường hợp này là cần thiết nhằm loại bỏ những hạn chế trên. Vi bằng của Thừa phát lại được pháp luật quy định có giá trị chứng cứ bởi được thực hiện theo 1 thủ tục chặt chẽ và được đăng ký tại Sở tư pháp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập. Khi đã yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng thì chỉ trong những trường hợp thật cần thiết thì các bên mới phải nhờ đến sự chứng kiến thêm của các cá nhân, cơ quan tổ chức khác
4) VI BẰNG GHI NHẬN HIỆN TRẠNG
Ở những thành phố lớn như Tp.Hồ Chí Minh, việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa, công trình diễn ra rất thường xuyên. Và đôi lúc, bạn gặp phải 1 số vấn đề bởi việc xây dựng, sữa chữa công trình liền kề, nhà cửa của hàng xóm gây ra. Các trường hợp thường gặp là nhà cửa bị nứt, lún, đổ vỡ hoặc diện tích nhà, đất bị lấn chiếm trái phép. Đó cũng có thể là hành vi trái pháp luật như trổ cửa sổ nhìn thẳng sang nhà hàng xóm không đúng quy định, đổ vật liệu xây dựng chắn ngang lối đi…vv.
Những trường hợp như trên, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên thực hiện hành vi trái pháp luật chấm dứt hành vi, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại. Khi phát sinh tranh chấp và giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân, Tòa án…), bạn cần có chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp. Nếu bạn tự mình thu thập các chứng cứ đó thì sẽ gặp một số khó khăn nhất định.
Ví dụ, hành vi đổ vật liệu xây dựng chắn ngang lối đi chỉ diễn ra nhất thời trong 1 khoảng thời gian ngắn, đến khi vụ việc được đưa ra giải quyết thì hành vi đó đã chấm dứt hoặc mức độ nghiêm trọng của hành vi đã giảm. Việc nhà bạn bị nứt, lún cũng cần phải có chứng kiến, ghi nhận cụ thể, chi tiết từ một bên thứ 3 để tăng chứng cho bằng chứng… Ngoài ra, khi bạn tự mình ghi nhận những sự việc như trên thì trước cơ quan giải quyết tranh chấp, bạn phải có nghĩa vụ chứng minh, giải thích chứng cứ đó là có thật…
Để đảm bảo cho việc tạo chứng cứ khi phát sinh tranh chấp, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận các sự việc trái pháp luật nêu ở trên. Vi bằng của Thừa phát lại trong trường hợp này sẽ ghi nhận, mô tả một cách chi tiết, cụ thể hiện trạng công trình nứt, lún, đổ vỡ… hoặc hành vi trái pháp luật của bên đối lập. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video. Vi bằng sẽ được đăng ký tại Sở tư pháp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập. Chính quy trình lập vi bằng 1 cách chặt chẽ như trên nên pháp luật đã quy định bản thân vi bằng có giá trị chứng cứ. Vi bằng được lập trong trường hợp này là một tài liệu giúp chứng minh yêu cầu của bạn đối với bên đối lập tại cơ quan giải quyết tranh chấp là hợp pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét