Công tác Tống đạt văn bản của Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Thi hành án dân sự của Văn phòng Thừa phát lại Phan rang
1.Tống đạt văn bản :
1.1 Tống
đạt văn bản của Tòa án:
Theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chinh Phủ về Tổ chức, hoạt động của Thừa phát lại. Văn phòng Thừa Phát có thẩm quyền tống đạt các loại
văn bản của các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát và cơ quan Thi hành án dân sự; một số loại giấy tờ, tài liệu gồm::
- Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời;
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Bản án, quyết định trong trường hợp Tòa án xét
xử vắng mặt đương sự của Tòa án.
- Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thỏa
thuận với Văn phòng Thừa phát lại để tống đạt các loại giấy tờ khác.
Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản
của Tòa án nêu trên ngoài địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
Thỏa thuận tống đạt giữa Văn phòng Thừa phát lại và Tòa
án , cơ quan thi hành án được ký kết thông qua Hợp đồng dịch vụ tống đạt.
Đây
là nhiệm vụ chính trị của Văn phòng Thừa phát lại, góp phần giảm tải cho Tòa án
và các cơ quan thi hành án. Kết quả quá trình xét xử cũng như tổ chức thi hành
án phụ thuộc rất nhiều kết quả tống đạt của Thừa phát lại. Vì vậy, việc tống đạt
cần nhanh chống, đúng pháp luật, hạn chế việc tống đạt sai thủ tục, hệ lụy phải
hủy án, kết quả thi hành án; sụt giảm uy tín của Thừa phát lại đối với hệ thống
cơ quan tư pháp cũng như xã hội. Phải đáp ứng được yêu cầu kiểm soát số lượng,
chất lượng văn bản tống đạt, cũng như kịp thời báo cáo với Tòa án, cơ quan thi
hành án khi cần thiết. Mặc khác, Văn phòng Thừa phát lại lưu ý đến công tác phối
hợp với Tòa án, cơ quan thi hành án cũng như các cơ quan khác như UBND, Công an
phường, xã- là các cơ quan hổ trợ công tác tống đạt.
·
Cơ chế phối hợp
+ Với Tòa án, Thi hành án:
Văn phòng Thừa phát lại ngay khi ký hợp đồng dịch
vụ tống đạt với Tòa án, cơ quan thi hành án, phải triển khai ngay quy chế phối
hợp. Trong đó, xác định rõ thời gian, các thức nhận, trả văn bản tống đạt; các
yêu cầu tống đạt cụ thể; các biểu mẫu tống đạt; cơ chế trao đổi thông tin; các
trường hợp tống đạt ngoài tỉnh nơi đặt văn phòng Thừa phát lại; việc thanh toán
chi phí…
+ Với Chính quyền địa phương:
Hiện nay quy định của pháp luật về tống đạt đòi hỏi nhiều
thủ tục ký tên, đóng dấu. Do đó, việc tống đạt bắt buộc phải có sự hổ trợ của
chính quyền địa phương, mà cụ thể là Tư pháp phường, cảnh sát khu vực, Khu phố,
Tổ dân phố…Vì vậy, sự quan tâm, phối hợp và giữ gìn mối quan hệ với chính quyền
địa phương rất quan trọng. Cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cá nhân
như số điện thoại, chức vụ…của các cán bộ Tư pháp phường, cảnh sát khu vực, Khu
phố, Tổ dân phố để liên lạc khi cần thiết.
v Quy
trình nghiệp vụ tống đạt:
Ø Giao nhận văn bản tống đạt
+ Tòa
án phải lập danh mục các quyết định, giấy tờ cần tống đạt bàn giao cho Văn
phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ thời gian cần thực hiện xong việc tống đạt.
Trong trường hợp cần thiết Tòa án có thể thỏa thuận với Thừa phát lại thực hiện
ngay việc tống đạt kể cả ngày nghỉ hoặc ngoài giờ hành chính. Danh mục các quyết
định, giấy tờ cần tống đạt phải lập thành 02 bản, khi bàn giao đại diện Văn
phòng Thừa phát lại, đại diện của Tòa án ký vào danh mục tài liệu, mổi bên giữ
01 bản.
+ Quyết
định, giấy tờ cần tống đạt nhận từ Tòa án phải được vào sổ theo dõi của Văn
phòng Thừa phát lại.
+ Việc
giao nhận các văn bản tống đạt giữa Tòa án với Văn phòng Thừa phát lại được thực
hiện hàng ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nhưng vẫn phải đảm bảo thời
gian tống đạt theo quy định của pháp luật về tố tụng, pháp luật về thi hành án
dân sự và được ghi vào sổ giao nhận
Ø Thủ tục tống đạt
v Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư
ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện.
v Các phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo
văn bản tố tụng ( có 03 loại- Điều 149 Bộ luật tố tụng dân sự)
+ Cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp, qua
bưu điện hay qua người thứ ba;
+ Niêm yết công khai;
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại
chúng;
v Nội dung của các phương thức cấp, tống đạt hoặc
thông báo văn bản tố tụng ( từ Điều 151 đến Điều 155 của Bộ luật tố tụng dân sự)
o Thủ
tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp:
§ Đối với cá nhân:
+ Người
thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển
giao cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng có liên quan;
người được cấp, tống đạt hoặc thông báo phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao
nhận văn bản tố tụng; thời điểm tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận văn bản
được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
Trong trường hợp người được cấp, tống
đạt hoặc thông báo vắng mặt thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân
thích; ngày ký nhận của người thân thích được coi là ngày cấp, tống đạt hoặc
thông báo nhưng phải gồm 03 điều kiện sau:
+
Người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự;
+
Người thân thích cùng cư trú với người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản
tố tụng;
+
Người thân thích có ghi rõ tại biên bản tống đạt (hoặc sổ giao nhận) rằng họ
cam kết sẽ giao tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;
Trong
trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo không có người thân thích có
đủ năng lực hành vi và cùng cư trú hoặc có người này nhưng họ không chịu nhận hộ
văn bản tố tụng thì có thể chuyển giao
Công an xã, phường, thị trấn nơi người được cấp, tống đạt và yêu cầu những người
này cam kết giao lại tận tay cho người cấp, tống đạt hoặc thông báo. Trong trường
hợp này cũng phải lập biên bản ghi rõ sự việc trên và có người chứng kiến, người
nhận thay cam kết chuyển giao cùng ký tên.
Trong
trường hợp người được cấp, tống đạt vắng mặt không rõ khi nào về hoặc không rõ
địa chỉ thì phải lập biên bản không thực hiện được việc cấp, tống đạt; biên bản
có chử ký của người cung cấp thông tin. Đồng thời tiến hành niêm yết.
Trong
trường hợp người được cấp, tống đạt có mặt mà từ chối nhận văn bản tố tụng thì
phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của tổ
trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân, Cộng an xã, phường, thị trấn.
Trong trường hợp người được cấp, tống
đạt hoặc thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới thì phải thực hiện việc cấp, tống
đạt hoặc thông báo theo địa chỉ mới của họ.
§ Đối với cơ quan, tổ chức:
Văn bản tố tụng phải được
giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận
văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận.
o Thủ
tục niên yết công khai:
- Điều kiện để thực hiện thủ tực niêm yết công
khai văn bản tố tụng khi: (1) không rõ tung tích của người cấp, tống đạt hoặc
thông báo; (2) hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo
bằng cách trực tiếp.
- Thủ tục niêm yết công khai:
+
Các địa điểm niêm yết công khai văn bản tố tụng (3 nơi): trụ sở của Tòa án đang
giải quyết vụ án; trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (hoặc nơi cư trú
cuối cùng) của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo; nơi cư trú (hoặc nơi cư
trú cuối cùng) của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo (nơi này chỉ niêm yết
bản sao của văn bản);
+
Khi niêm yết công khai văn bản tố tụng tại 03 nơi nêu trên, cần lập biên bản về
việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm
niêm yết;
+
Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng: là 15 ngày kể từ ngày niêm yết (và
là 10 ngày kể từ ngày niêm yết đối với văn bản của cơ quan thi hành án dân sự)
v Kết thúc hay hoàn thành việc tống đạt:
- Việc tống đạt được coi là hoàn thành khi Thừa
phát lại đã thực hiện xong các thủ tục theo quy định của pháp luật, bao gồm cả
việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp.
- Kết quả tống đạt phải được
ghi vào sổ thụ lý quyết định, giấy tờ cần tống đạt.
- Thừa
phát lại phải thông báo kết quả tống đạt, kèm theo các tài liệu chứng minh việc
tống đạt hoàn thành cho Tòa án chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện
xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Văn phòng Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước
Tòa án về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của
mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
1.2 Tống
đạt văn bản của cơ quan thi hành án:
Trên cơ sở thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại với cơ quan thi hành án dân
sự, Thừa phát lại được quyền tống đạt các văn bản, bao gồm: các quyết định về
thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường
hợp cần thiết, cơ quan thi hành án dân sự có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa
phát lại để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác.
Thỏa thuận tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát
lại với cơ quan thi hành án dân sự dưới hình thức hợp đồng và có các nội dung,
hình thức tương tự như ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án. Trường hợp
tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại thì Cơ quan thi
hành án dân sự có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại bằng một hợp đồng
riêng cho từng việc cụ thể.
Thủ tục tống đạt của Thừa phát lại theo quy định của Luật
Thi hành án dân sự và văn bản liên quan về thông báo thi hành án.
v Hình thức thông báo về thi hành án:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39
Luật Thi hành án dân sự, việc thông báo thực hiện theo 3 hình thức:
- Thông báo trực
tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
- Niêm yết công khai.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể thực hiện một
hoặc đồng thời nhiều hình thức thông báo về thi hành án.
v Thủ tục thông báo về thi hành án:
·
Thủ
tục thông báo trực tiếp cho cá nhân hoặc qua cơ quan, tổ chức:
tiến hành như cấp, tống đạt văn bản tố tụng của
Tòa án cho cá nhân và cơ quan, tổ chức.
·
Niêm
yết công khai:
Tiến hành như niêm yết công khai các văn bản tố
tụng của Tòa án khi không cấp, tống đạt trực tiếp được. Tuy nhiên, trong trường
hợp pháp luật có quy định khác thì việc niêm yết công khai vẫn được thực hiện mặc
dù thực hiện việc thông báo trực tiếp vẫn có thể thục hiện được.
·
Thông
báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng:
-Luật
thi hành án dân sự quy định thông báo trên phương tiên thông tin đại chúng chỉ
thực hiện khi:
+Pháp
luật có quy định thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
+Đương
sự có yêu cầu thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
·
Kết
thúc hay hoàn thành việc tống đạt:
Việc
tống đạt được xem là hoàn thành khi Thừa phát lại đã thực hiện xong các thủ tục
theo quy định của pháp luật, tương tự như hoàn thành việc cấp, tống đạt
văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự. Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ
thụ lý quyết định, giấy tờ cần tống đạt.
Nhận xét
Đăng nhận xét