Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu chức năng lập vi bằng của thừa phát lại hiện nay

Lập vi bằng là một trong những chức năng quan trọng của Thừa phát lại hiện nay. Để tìm hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ này cũng như phương thức thực hiện công việc của Thừa phát lại, chúng tôi sẽ đi vào phân tích một số nội dung cơ bản của vấn đề, cụ thể:
Kết quả hình ảnh cho vi bằng liên quan nhà đất thừa phát lại dược phép lập
1. Khái niệm, phạm vi, thẩm quyền
a, Khái niệm
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi đó là nguồn chứng cứ trong xét xử và là căn cứ để thực hiện các giao dịch của các cơ quan, cá nhân và tổ chức; nếu có tranh chấp xẩy ra thì vi bằng là chứng cứ để được xem xét giải quyết (điều 36, Nghị định 08/2020/NĐ-CP).
Hay nói theo cách hiểu thực tế thì Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng  mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.
Từ khái niệm trên cũng như các quy định hiện hành của pháp luật, chúng ta thấy vi bằng và việc lập vi bằng của thừa phát lại có một số đặc điểm, yêu cầu sau:
+ Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;
+ Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;
+ Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập;
+ Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;
+ Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.
Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng của công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng. Nếu công chứng là việc công chứng viên thay mặt nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại Văn phòng công chứng. Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại là lập các chứng thư (vi bằng) về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về mặt không gian và thời gian.
Có thể lấy một ví dụ đơn giản để thấy sự khác nhau giữa hoạt động lập vi bằng và hoạt động công chứng như sau: Bên A và bên B ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi đó họ phải đến văn phòng công chứng, gặp chứng viên để thỏa thuận và ký kết hợp đồng trước sự chứng kiến của công chứng viên. Sau khi hợp đồng được ký kết với sự chứng thực của công chứng viên, khi hai bên "bước ra khỏi cửa" văn phòng công chứng thì công chứng viên không nhất thiết phải quan tâm việc hợp đồng đó được thực hiện thế nào? việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tiến hành ra sao? có vi phạm trong thực hiện các thỏa thuận không?. Từ đây có thể sẽ xuất hiện vai trò của thừa phát lại. Họ có thể sẽ chứng kiến và lập vi bằng về việc chuyển giao quyền sử dụng đất, lập vi bằng về những vi phạm xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng... nếu các bên yêu cầu họ làm vậy. 
Ví dụ tiếp theo, xem một số loại vi bằng phổ biến hiện nay: Xem tại đây



Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LỄ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TỐNG ĐẠT GIỮA TÒA ÁN CÁC CẤP TỈNH NINH THUẬN VỚI VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI PHAN RANG

 Văn phòng Thừa phát Lại Phan Rang đảm nhiệm việc Tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án nhân dân các cấp trong tỉnh Ninh Thuận đến các cá nhân, tổ chức liên quan để phục vụ việc xét xử các vụ án Dân sự, kinh tế, hành chính kịp thời, nhanh chóng. Lễ ký kết diễn ra  vào sáng ngày 20/4/2021  tại phòng họp TAND tỉnh Ninh Thuận.  DANH SÁCH NHÂN VIÊN THƯ KÝ NGHIỆP VỤ CỦA VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI PHAN RANG.  Thực hiện việc tống đạt các văn bản, hồ sơ,  tài liệu của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận :  1) Bà Nguyễn Thị Anh Liễu, sinh năm 1993, CMND số 264372797, ĐT: 0937601516 Văn bằng: Cử nhân Luật 2) Nguyễn Đức Trung, sinh ngày: 18/01/1999, CCCD số: 058099000477, ĐT: 0394395973 Văn bằng: Cử nhân Luật   3) Phạm Duy Ngọc, sinh ngày: 25/11/1991, CMND số: 264348814, ĐT: 0773903823 4) Kiều Thị Việt Trinh, sinh ngày 12/09/1993, CCCD số: 058193009185,  ĐT: 035.5764.728 Văn bằng: Cử nhân Luật,  5) Cao Thị Kim Thoa, sinh ngày: 09/09/1994, CC

CHƯƠNG TRÌNH CỘNG TÁC VIÊN

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI PHAN RANG THÔNG BÁO VỀ SỰ KIỆN CỘNG TÁC VIÊN   Kính gửi Quý Anh Chị đã tham gia Sự kiện Cộng Tác viên Văn phòng Thừa Phát Lại Phan rang và Quý Khách hàng có quan tâm đến Sự kiện!  Đầu tiên, cho phép Văn phòng được cảm ơn sự ủng hộ của Quý Anh Chị đã nhận lời làm Cộng Tác Viên của Văn phòng! Mình xin gửi đến Quý Anh Chị một số thông tin cập nhật như sau:  I. VỀ THỜI GIAN DIỄN RA SỰ KIỆN: Theo Chương trình thì, Sự kiện sẽ diễn ra từ.... . Một số bạn có liên hệ hỏi việc tham gia sự kiện như thế nào, mình xin trao đổi thêm với các thành viên của Group như sau: Sự kiện nói trên là nhằm mời gọi các anh chị em đồng nghiệp đang công tác trên nhiều lĩnh vực cùng phối hợp với Văn phòng để giới thiệu Khách hàng hoặc trực tiếp cùng lập vi bằng, tổ chức thi hành án, xác minh tài sản. Vì vậy, Sự kiện này không có thời gian cố định, cũng như không có thời gian kết thúc, chỉ cần các thành viên xác nhận tham gia, đăng ký vào Group (Form XIN LÀM CỘNG TÁC VIÊN-phía dưới) là

PHẦN 1: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG CẦN BIẾT KHI MUA CĂN HỘ

Phần 1: Các vấn đề pháp lý quan trọng cần biết khi mua căn hộ Thứ Sáu, 26/10/2018 .   Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Nhà chung cư là một xu thế tất yếu do quá trình đô thị hóa tại Việt Nam. Do đó, nhằm tự bảo vệ quyền lợi của mình, người mua cần nắm rõ những vấn đề pháp lý quan trọng sau đây khi quyết định sở hữu căn hộ. Có 05 vấn đề pháp lý cần lưu ý khi quyết định mua căn hộ hình thành trong tương lai (Tức là, căn hộ chưa được bàn giao): Thứ nhất , theo quy định tại Điều 147 của  Luật Nhà ở năm 2014 , chủ đầu tư dự án (sau đây gọi tắt là Chủ đầu tư) có quyền thế chấp các căn hộ để thực hiện dự án. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải thực hiện giải chấp căn hộ đó trước khi ký kết hợp đồng mua bán với người mua căn hộ. Do đó, khi quan tâm đến dự án nào thì người mua cần tìm hiểu xem dự án đó có đang thế chấp hay không và nếu quyết định ký kết hợp đồng mua bán thì cần yêu cầu Chủ đầu tư cung cấp giấy tờ đã giải chấp đối với căn hộ của mình. Người mua có thể dùng mã số d