Đề cương giới thiệu Nghị định số
08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa
phát lại
Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định
số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Nghị định có
VI chương, 75 điều có hiệu lực từ ngày 24/02/2020.
Theo đó: Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà
nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành
án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp
luật có liên quan (Khoản 1, Điều 2)
- Công việc Thừa phát lại được làm (Điều 3)
+ Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định
này và pháp luật có liên quan.
+ Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy
định của Nghị định này.
+ Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp
luật có liên quan.
+ Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu
của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Những việc Thừa phát lại không được
làm (Điều 4)
+ Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ
trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa
phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
+ Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi
phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
+ Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá
tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
+ Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm
những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích
của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị,
em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà
Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
+ Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp của cá nhân, cơ quan, tổ chức với
Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại (Điều 5)
+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, cá nhân,
cơ quan, tổ chức phối hợp với Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại trong việc
thực hiện các công việc của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này và
pháp luật có liên quan; không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công
việc của Thừa phát lại, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
+ Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động
của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại, từ chối trái pháp luật yêu cầu của
Thừa phát lại hoặc tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của Thừa phát
lại đều bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại (nếu
có) theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại (Điều
16)
+ Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Thừa phát lại.
+ Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc
thực hiện công việc của mình.
+ Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát
lại.
+ Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
+ Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy
định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
+ Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu
có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa
phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát
lại mà mình là thành viên.
+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và
pháp luật có liên quan.
- Thẩm quyền, phạm vi tống đạt của Thừa phát
lại (Điều 32)
+ Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu
sau đây:
* Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ
quan thi hành án dân sự;
* Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp
trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
+Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ thực
hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do
Thừa phát lại thực hiện.
+ Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ
chức yêu cầu về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, không đúng
thời hạn của mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng (Điều
36)
+ Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có
thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ
các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
+ Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực,
văn bản hành chính khác.
+ Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ
việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện
giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng,
nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập
Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi
bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa
án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
- Các trường hợp không được lập vi
bằng (Điều 37)
+ Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
+ Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm
phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức,
tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai
trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh,
quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình
an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
+ Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo
quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
+ Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp
luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính
chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ
tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác
nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
+ Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu
đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo
quy định của pháp luật.
+ Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp
luật của người yêu cầu lập vi bằng.
+ Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
+ Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng
kiến.
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi
hành án (Điều 43)
+ Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc
đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn
cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
+ Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại
có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ
sở.
- Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát
lại (Điều 51)
+ Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của
đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:
* Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi
là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
* Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi
Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm
của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu
lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ
sở;
* Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao
đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp
huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
+ Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định
thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi
hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự.
- Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát
lại (Điều 61)
Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được ghi nhận
trong hợp đồng giữa Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu.
- Xử lý vi phạm (Điều 69)
+ Thừa phát lại có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của
pháp luật.
+ Văn phòng Thừa phát lại có hành vi vi phạm quy định của Nghị
định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo
quy định của pháp luật.
+ Người yêu cầu Thừa phát lại thực hiện công việc có hành vi cung
cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo, sửa
chữa, tẩy xóa giấy tờ, văn bản trái pháp luật hoặc có hành vi gian dối khác thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của
pháp luật.
+ Người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại hoặc cản trở Thừa phát
lại, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi
thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
+ Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề Thừa phát lại mà hành nghề
Thừa phát lại dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị
xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường
thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Tổ chức không đủ điều kiện hoạt động Thừa phát lại mà hoạt động
Thừa phát lại dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị
xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của
pháp luật./.
Nguồn: http://www.thuduc.hochiminhcity.gov.vn/de-cuong-tuyen-truyen-phap-luat/de-cuong-gioi-thieu-nghi-dinh-so-082020nd-cp-ngay-08012020-cua-chinh-phu-ve-to-c5043-4116.aspx
Nguồn: http://www.thuduc.hochiminhcity.gov.vn/de-cuong-tuyen-truyen-phap-luat/de-cuong-gioi-thieu-nghi-dinh-so-082020nd-cp-ngay-08012020-cua-chinh-phu-ve-to-c5043-4116.aspx
Nếu gia đình bạn đang có nhu cầu mua bếp từ mới hoặc muốn đổi mẫu mã bếp đang dùng thì chúng tôi mách nhỏ với bạn rằng: thương hiệu bếp từ Chefs sẽ là một sự lựa chọn đáng cân nhắc bởi những sản phẩm bếp từ uy tín, chất lượng cao mà giá thành hết sức hợp lýBếp từ Chefs được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, ứng dụng những công nghệ và vật liệu cao cấp nhất. Bếp từ Chefs sử dụng mâm từ Siemens tự động nhận dạng đáy nồi , mặt kính Schott Ceran ( Made in Germany ) có nhiều đặc tính nổi trội như khả năng chịu nhiệt , chịu lực cao. Hệ thống bo mạch điện tử của các sản phẩm được đảm bảo cách điện, cách nhiệt tốt, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Bếp từ Chefs cũng tiết kiệm điện năng và phù hợp với mạng lưới điện châu Á hơn. Chính vì vậy các model bếp từ đôi của Chefs đặc biệt được ưa chuộng tại thị trường này. Bếp từ Chefs rất dễ để làm sạch: Bếp từ Chefs với mặt kính gốm phẳng, nhẵn làm sạch một cách dễ dàng sau khi sử dụng đun nấu. Chỉ cần một chiếc khăn mềm sau khi để nguội bếp bạn lau nhẹ nhàng chiếc bếp của bạn đã sach sẽ, sáng bóng như mới không mất nhiều thời gian và công sức để làm vệ sinh như mấy chiếc bếp gas.
Trả lờiXóaMột số bếp từ kể cả cao cấp như Bosch hiện này cũng có những mẫu không nhận được nồi nhỏ. Vì vậy, mâm từ kép được coi là một ưu điểm của model mới này. Khí hậu nóng, ẩm là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng và tuổi thọ của bếp từ, đặc biệt là môi trường khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Có nhiều loại bếp từ trên thị trường không nhận diện, sử dụng được những dụng cụ nấu quá nhỏ. Để khắc phục vấn đề này, dòng Bếp từ đôi Chef’s EH-DIH888 có 02 vùng nấu với đường kính 22cm, mỗi vùng nấu được thiết kế để tích hợp 01 mâm từ kép (02 vòng từ trong một mâm từ), nên có khả năng bắt từ ổn định, nhận diện và nấu được những loại nồi chảo nhỏ 12/14/16cm… với hiệu suất nấu cao, góp phần tiết kiệm điện năng. Linh kiện bếp nhập khẩu thường có khả năng chống chịu kém với điều kiện Oxy hóa mạnh, nên hay bị lỗi và kém bền. Chef’s EH-DIH888 đã được nhà sản xuất đặc biệt chú tâm đến việc nhiệt đới hóa linh kiện để tăng khả năng thích ứng với môi trường, giúp bếp có tuổi thọ cao hơn. Bếp từ Chefs EH-DIH888 là sản phẩm chính hãng của thương hiệu Chefs được sản xuất tại Cộng hoà Liên bang Đức theo hình thức hợp tác OEM và nhập khẩu về Việt Nam. Bếp từ mới có đầy đủ hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Vì vậy, người tiêu dùng có thể yên tâm khi lựa chọn Bếp từ Chefs eh dih888 cho căn bếp của mình. Người tiêu dùng Việt có nhu cầu rất cao đối với bếp từ đôi có nguồn gốc Đức, vì chúng vừa hợp phong thủy, vừa hợp kiến trúc, lại giải quyết được nhu cầu “sính” hàng “Made in Germany”. Thêm vào đó, sản phẩm lại được ứng dụng công nghệ Inverter, được chứng minh là có khả năng tiết kiệm điện hơn bếp từ thường và giúp bếp hoạt động ổn định ở các mức công suất thấp. Nhờ vậy, bếp từ Chefs EH-DIH888 được nằm trong danh sách bếp từ chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của đa số người dùng, giúp khách hàng có thêm lựa chọn khi tham khảo.
Quý khách có nhu cầu đặt mua sản phẩm bếp từ vui lòng liên hệ qua:
Website: https://bep365.vn – Hệ thống phân phối thiết bị nhà bếp - phòng tắm chính hãng
Hotline: 0943 365 765 - (024) 36 865 865
Email: hotro@bep365.vn